Thủ tục xin visa Schengen

 

I.Khái niệm Visa Schengen ?

-Schengen khởi đầu là một hiệp ước được kí kết cho phép tự do đi lại giữa 26 nước Châu Âu, sở hữu visa Schengen nghĩa là bạn được nhập cảnh vào bất kỳ quốc gia nào trong khối 26 nước này, bao gồm: Áo, Bỉ, Cộng hoà Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ (trong đó 22 nước thuộc khối liên minh Châu Âu).

-Công dân Việt Nam hay nước ngoài, chỉ cần được cấp visa Schengen bởi một trong 26 nước trên là có thể tự do đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen.

-Lưu ý: Anh, Ireland, Romania, Bulgaria, Cyprus không nằm trong khối liên minh Châu Âu EU,nên phải xin visa riêng.

 

 

 

 

II.Visa Schengen có những loại sau: 

Hiện có 3 loại Visa Schengen đó là: A, C, và D. Đối với mục đích du lịch thì bạn sẽ được cấp loại A và C.

– Loại A: đây là loại transit. Loại này áp dụng cho du khách di chuyển giữa 2 quốc gia không thuộc khối Schengen và cần quá cảnh tại quốc gia trong khối Schengen.

– Loại D: visa dành cho người làm việc và du học tại các nước này.

– Loại C: visa du lịch. Bao gồm:

+ Single visa: visa một lần.

+ Double visa: cho phép du khách xuất nhập cảnh 2 trong thời gian còn hạn.

+ Multi visa: được ra vào nhiều lần trong khối.

 

 

III.Thời hạn visa Schengen 

-Visa này được cấp luôn là nhập cảnh nhiều lần nên trong thời gian còn hạn của visa, bạn có thể tới Châu Âu nhiều lần.Tuỳ vào mức độ tin cậy của hồ sơ, bạn sẽ được cấp thời gian dài hay ngắn.

-Ví dụ : Lần đầu  xin visa chỉ được 1,5 tháng, ở lại không quá 30 ngày, nhưng lần thứ 2 được hạn 1 năm, ở lại tối đa 90 ngày.

-Visa Schengen còn có thể cho bạn nhiều lợi ích khác như miễn visa Đài Loan , miễn visa Thổ Nhĩ Kỳ, miễn visa UAE (Dubai, Abu Dahbi),miễn chứng minh tài chính khi nộp hồ sơ visa Hàn Quốc

IV.Nên xin visa Schengen tại nước nào 

-Theo kinh nghiệm của những người đã xin visa du lịch châu Âu từ trước, 4 nước Pháp, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha là dễ cấp visa Schengen hơn cả, các nước còn lại hầu hết là cần phải có bảo lãnh từ người thân, hoặc là không có văn phòng Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam.

-Lưu ý: Nếu bạn muốn xin Visa tại một nước nhưng lại đến một đất nước khác đầu tiên thì vẫn được, miễn đất nước bạn xin Visa là nơi bạn lưu trú lâu nhất trong chuyến hành trình. Trường hợp này bạn cần có kế hoạch chi tiết, đưa cho hải quan xem lịch trình, khách sạn đã đặt trước để chứng minh rằng mình lưu trú tại đất nước xin visa là lâu nhất.

V.Thủ tục xin visa Schengen 

-Tương tự như các visa Nhật, Hàn hay Mỹ, visa Schengen cũng yêu cầu các thông tin chứng minh về tài chính, công việc… Nhưng yếu tố cần quan tâm đầu tiên là bạn sẽ xin visa Schengen này ở đâu? Cụ thể:

-Bạn phải đến lãnh sự quán của nước mà bạn đặt chân lên đầu tiên (ví dụ như bạn bắt đầu hành trình của mình ở Paris thì phải xin visa ở Tổng Lãnh sự quán Pháp).

-Hoặc đó là nước mà bạn dự định ở lại lâu nhất trong hành trình du lịch Châu Âu của mình.

**Hồ sơ chuẩn bị xin visa Schengen :
1. Giấy tờ về thông tin cá nhân

-Visa application form 

-Ảnh thẻ (3.5×4.5) phông trắng (phông nền có màu không được chấp nhận), tốt nhất là hình mới chụp.

-Passport (bản gốc + bản sao) còn thời hạn ít nhất 6 tháng, còn ít nhất 2 trang trắng. Nộp bản chính và bản photocopy tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có).

-Chứng minh thư nhân dân (bản sao)

-Sổ hộ khẩu (dịch thuật và công chứng tiếng Anh)

2. Giấy tờ chứng minh tài chính

-Xác nhận ngân hàng về tiền gửi tiết kiệm. Bạn nên có một sổ tiết kiệm giá trị tầm 100-200tr, và đã gửi được từ 3 tháng trở lên.

-Sao kê thẻ tín dụng trong vòng 3 tháng (xác nhận của ngân hàng, hoặc bạn có thể in các mail báo nợ hàng tháng cũng được).

-Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng (đây là tài khoản trả lương để chứng minh thu nhập từ lương hàng tháng của bạn), có xác nhận từ ngân hàng.

3. Giấy tờ chứng minh công việc

-Hợp đồng lao động (bản chính và bản sao), đơn xin nghỉ phép có ghi rõ thời gian nghỉ và được chấp nhận bởi công ty đang làm việc (nếu là sinh viên bạn cần có xác nhận của trường đang học), và phiếu lương 3 tháng gần nhất (có xác nhận của công ty).

-Nếu bạn có công ty riêng, bạn cần nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty mình và các tờ kê khai thuế của công ty hàng tháng.

4. Giấy tờ cho chuyến đi

-Chứng nhận bảo hiểm du lịch: Thường thì phí bảo hiểm cho 1 chuyến du lịch châu Âu trong vòng 1 tháng là khoảng 500.000đ, và bạn sẽ được hoàn khoảng 90% số tiền phí này nếu bạn trượt visa, bạn nên hỏi trước nhân viên tư vấn bảo hiểm.

-Bản in vé máy bay điện tử, xác nhận đặt phòng cho toàn bộ nơi ở trong suốt cuộc hành trình. Các website đặt phòng đều có các loại phòng có thể cancel miễn phí nếu bạn không chắc chắn về khả năng đậu visa.

-Chứng minh mục đích của chuyến đi:

       + Nếu đi thăm bạn bè, bà con thì nên có thêm thư mời trong trường hợp lưu trú tại nhà của người đó.

       + Giấy xác nhận đăng kí trong trường hợp tham gia du lịch theo nhóm (tour) hoặc một giấy tờ khác phù hợp có thông tin về chương trình du lịch dự kiến.

       + Nếu đi du lịch tự túc thì bạn cần có kế hoạch cho toàn bộ chuyến đi, liệt kê các khoảng thời gian làm gì, ở đâu, di chuyển như thế nào, phân bổ chi phí ra sao…càng chi tiết thì càng tăng thêm độ tin cậy nhé. Lưu ý: nếu bạn xin visa ở nước bạn sẽ lưu trú dài nhất trong chuyến đi thì cũng cần phải ghi rõ trong lịch trình.

-Thư bày tỏ (letter of expression): bạn nên viết một bức thư bằng tiếng Anh để bày tỏ mong muốn được đi du lịch châu Âu và cam kết sẽ tuân thủ mọi quy định của nước sở tại.

VI.Những điều cần lưu ý

-Thời gian cấp visa là sau khi nộp từ 7-15 ngày .

-Thời gian kể từ khi nộp hồ sơ xin thị thực đến khi bạn khởi hành chuyến đi không quá 3 tháng.

-Với thị thực Schengen, bạn sẽ có quyền lưu trú trên toàn vùng thuộc khối Schengen trong khoảng thời gian tối đa là 90 ngày trong vòng 6 tháng

-Tùy vào nước mình nộp hồ sơ xin Visa Schengen mà thời hạn hiệu lực visa và thời gian lưu trú sẽ khác nhau. Ví dụ như Pháp, xin đi 15 ngày họ có thể cấp cho mình đến 20 ngày hoặc 1 tháng (thời gian hiệu lực và lưu trú trùng nhau). Nhưng khi xin visa Ý thì họ cấp đúng số ngày lưu trú mình đề nghị, thời gian hiệu lực trước và sau thời gian lưu trú 1-2 ngày. Visa single entry chỉ có giá trị 3 tháng nên bạn nào có ý định du lịch châu Âu thì nên lưu ý thời gian xin visa Schengen.

-Trường hợp bạn nào muốn đi thêm Anh thì xin visa Schengen trước (2 cái độc lập với nhau nhé) rồi sau khi có visa Schengen thì xin visa đi Anh sẽ có khả năng đậu cao hơn

 

Vé máy bay quốc tế